top of page

Logic của các hạng mục tập luyện MMA

Ảnh của tác giả: Hồ VõHồ Võ

Không cần phải nói thêm về độ phức tạp của võ tổng hợp. Quá trình tập luyện MMA đòi hỏi một lượng kiến thức và hướng dẫn khổng lồ, vì bản chất bộ môn vốn đã là sự kết hợp của nhiều trường phái kỹ thuật khác nhau.


Song song với các trường phái kỹ thuật là các trường phái huấn luyện khác nhau về thể chất, chiến thuật, với sự phong phú về bản chất sức mạnh, nguyên lý sức bền,… khác nhau, cũng như các yếu tố tồn tại trong mọi môn thể thao khác như tâm lý – sinh lý học con người.


MMA có độ phức tạp cao, phức tạp từ khâu tập luyện đến thi đấu và cả… thưởng thức.
MMA có độ phức tạp cao, phức tạp từ khâu tập luyện đến thi đấu và cả… thưởng thức.

Mục tiêu tối thượng của việc tập luyện MMA vẫn là hiệu quả thi đấu. Theo đó, chúng ta có thể tổ chức nhiều hạng mục tập luyện khác nhau, sắp xếp sao cho nó có thể vừa vặn với quỹ thời gian, công sức và cả túi tiền của võ sĩ – CLB chủ quản. Tuy nhiên, sắp xếp như thế nào mới hợp lý và hiệu quả?


Nếu như mỗi lĩnh vực nhỏ trong việc tập luyện MMA đều đã có những thành tựu khoa học nhất định, giúp các HLV biết rõ mình cần phải làm gì để khai thác tối đa bản chất sinh học – vật lý của con người, thì việc sắp xếp một hệ thống logic hạng mục tập luyện lại là câu chuyện bỏ ngỏ. Hầu hết các HLV MMA đều tổ chức logic tập luyện MMA theo cách riêng của mình, phần lớn dựa trên kinh nghiệm huấn luyện và kết quả đạt được chứ không phải một tiến trình nào mang tính khoa học biện chứng – nghĩa là được chứng minh hay thống kê đầy đủ.


Một cách tiếp cận cơ bản đó là xem tất cả mọi yếu tố tập luyện MMA như những quả trứng, và bỏ hết vào rổ cùng một lần. Nó sẽ trông như thế này:


Logic tập luyện MMA cơ bản là … không có logic nào cả, gom hết vào!
Logic tập luyện MMA cơ bản là … không có logic nào cả, gom hết vào!

Đây là một cách tiếp cận dễ hiểu, dễ thực hiện, đơn giản tới mức chúng ta có thể thực hiện nó trong vô thức mà không cần một kế hoạch gì cả. Thế nhưng, nó sẽ nảy sinh một số vấn đề sau:


- Nếu như có một “điểm nóng” xuất hiện, ví dụ như võ sĩ không đạt yêu cầu ở một hạng mục, và việc chúng ta đổ công sức vào bù đắp nó lại không hiệu quả, vậy thì vấn đề ở đâu?


- Quỹ thời gian tập luyện luôn là có hạn, và thực tế việc tập luyện ở mỗi hạng mục có thể gây tác động chéo lên các hạng mục khác (trong quá trình rèn luyện kỹ thuật, chúng ta có thể đã ngấm ngầm tăng sức mạnh cho võ sĩ). Vậy các buổi tập sức mạnh khác liệu có trở nên dư thừa?


Có thể thấy, cách làm trên tuy đơn giản nhưng để lại rất nhiều cái bẫy mà cả HLV và võ sĩ có thể sa lầy trong quá trình tập luyện MMA.


Matt “The Wizard” Hume có lẽ là một trong những người tiên phong trong việc đề ra một logic vai trò tập luyện chuẩn mực trong MMA, thay vì thực hiện theo lối tư duy gom hết mọi thứ vào một rổ. Tư duy của ông cũng được hoàn thiện sau nhiều năm, cho đến khi người học trò Joel Jamieson hé lộ trong cuốn “Ultimate MMA Conditioning"). Cũng chính Jamieson là người nắm giữ vai trò HLV thể chất (strength & conditioning) của CLB MMA mà Matt Hume thành lập - AMC Pankration.


Bộ tư duy ấy trông như thế này (Theo đúng cách trình bày của Joel Jamiesion trong cuốn “Ultimate MMA Conditioning").


Logic tập luyện MMA của Matt Hume – Joel Jamieson
Logic tập luyện MMA của Matt Hume – Joel Jamieson


Tạm dịch:


• Specific Physical Preparation (Strength & Conditioning): Huấn luyện thể chất đặc thù

• Potential of Muscular Work : Khả năng hoạt động của cơ bắp (Xét trên mọi yếu tố như sức bền, sức mạnh,…)

• Technical & Tactical Preparation: Chuẩn bị kỹ thuật – chiến thuật

• MMA Skills & Technique: Các kỹ thuật MMA

• Speed of Movements: Tốc độ chuyển động

• Performance Result: Kết quả thực hiện được.


Cách logic của Matt Hume và Joel Jamieson có 2 điểm đặc biệt đáng chú ý:


1) Chiến thuật sinh ra kỹ thuật, chứ không phải ngược lại.


Có nhiều HLV và võ sĩ sẽ tư duy theo hướng này: Chúng ta đang có một bộ kỹ năng bao gồm các đòn A B C D E, những thứ chúng ta đã làm tốt. Bây giờ làm sao để biến nó thành một chiến thuật thi đấu tốt.


Thế nhưng, cách logic trên kia lại đặt vấn đề chiến thuật lên hàng đầu. Chẳng hạn: “Để đánh thắng trận này, chúng ta cần khả năng gây áp lực liên tục bằng low kick, ép đối thủ nhào vào ôm vật. Chúng ta sẽ có cửa thắng trong cuộc chiến đánh vật.” Từ đây, HLV bắt đầu cho võ sĩ tập luyện chuyên sâu low kick, đánh vật và các kỹ năng liên quan.


Như vậy, quá trình tập luyện bắt đầu từ những kịch bản và “học thuyết” giả định của HLV, đánh giá một chiến thuật thi đấu có lợi nhất và rèn luyện võ sĩ để sẵn sàng sử dụng lối chơi đó.


2) Thể chất trước, tốc độ sau

Cách logic trên không đặt việc tập thể chất (Sức mạnh, sức bền) đứng ngang hàng và cùng lúc với việc tập luyện tốc độ. Có thể thấy, tư duy trên coi kết quả thực hiện của mỗi võ sĩ là một phép cộng (hoặc phép nhân) giữa kỹ thuật và sức mạnh – sức bền, sau đó mới bắt đầu gia tăng tốc độ của chuyển động kỹ thuật.

Bạn nghĩ có nên đặt Tốc độ làm yếu tố tập luyện sau cùng khi tập luyện MMA?
Bạn nghĩ có nên đặt Tốc độ làm yếu tố tập luyện sau cùng khi tập luyện MMA?

Kết luận


Rất khó để coi bộ logic tập luyện MMA của Matt Hume – Joel Jamieson là một “chân lý” mang tính “Sách giáo khoa”. Như đã nói, việc sắp xếp logic các hạng mục tập luyện vẫn là một vùng đất chưa được khám phá bởi khoa học thể thao, mà phần nhiều được xây dựng bởi kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, nó đã mở đường cho một thao tác huấn luyện quan trọng nhưng thường bị bỏ quên: Tổ chức các hạng mục tập luyện MMA sao cho hợp lý, dễ giám sát, dễ phát hiện lỗi và quan trọng nhất là có hiệu quả tốt. Bạn có thể học tập và trải nghiệm cách làm này, hoặc tự mở ra con đường cho mình.


Hồ Võ


1 Comment

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
Hồ Võ
Hồ Võ
Mar 19, 2024
Rated 5 out of 5 stars.

Nếu Bảo Long đọc được dòng này, hãy hiểu là thầy mài đã đau đầu như thế nào :v

Like

THÔNG TIN LIÊN LẠC

9 Thành Công, Ba Đình, Hà Nội

098-322-0287

  • Facebook
  • Instagram
  • TikTok
  • Youtube
bottom of page